Nếu bạn đang gặp vấn đề kết nối hoặc duy trì kết nối Wifi trên điện thoại Android của bạn thì Thủ thuật luôn ở đây để trợ giúp các bạn. Rất may với lỗi không kết nối được Wifi chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục một cách chính xác.
Như bạn đã biết, bạn có thể sử dụng kết nối internet bằng wifi thay cho kết nối 3G từ các dịch vụ được cung cấp từ các nhà mạng. Wifi thường nhanh hơn và chắn chắn giá cả sẽ phải chăng hơn, ngoài ra nó còn cho chúng ta khả năng truy cập mạng nhanh hơn và ít hao tổn pin so với kết nối 3G của nhà mạng.
Trong bài viết Thủ thuật sẽ cung cấp cho các bạn một số mẹo và thủ thuật cần để có thể giải quyết vấn đề lỗi kết nối wifi, không tìm thấy mạng wifi trên điện thoại Android. Để đi hết được các vấn đề chúng ta hãy bắt đầu với những điều cơ bản nhất:
style="display:block; text-align:center;"
data-ad-layout="in-article"
data-ad-format="fluid"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="8015879132">
style="display:block"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="7641787695"
data-ad-format="link"
data-full-width-responsive="true">
Phải chắc chắn mật khẩu Wifi bạn đánh là chính xác
Với cái này thì bạn chỉ quan tâm nếu mạng Wifi bạn đang cố gắng kết nối có setup mật khẩu, và khi bạn kết nối nó sẽ yêu cầu đánh mật khẩu vào. Bạn hãy chắ chắn mật khẩu đó là đúng, vì đôi khi mật khẩu có những ký tự đặc biệt chữ in hoa, máy của bạn bật chế độ gõ tiếng Việt, hãy kiểm tra bằng cách nhấn vào ô “Hiển thị mật khẩu”. Đừng để những điều đơn giản này gây phiền hà cho bạn và dẫn đến lỗi không kết nối được Wifi.
Kiểm tra tên mạng Wifi
Đôi khi trong một khu vực có rất nhiều tên mạng Wifi trùng tên nhau Ví dụ: tên mạng đặt là “Thu thuat huong dan” và “Thu thuat Huong dan”, với kiểu đặt tên này rất hay làm người truy cập Wifi bị nhầm lần.
Wifi đã bật chưa?
Đừng vội nghĩ là câu hỏi trên buồn cười, rất nhiều trường hợp gọi lên tổng đài nhờ hỗ trợ và khi bạn nhân viên Kỹ thuật hỏi đã bật router chưa thì lúc đó người ta mới nhận ra là chưa bật đầu phát Wifi. Nếu chưa bật thì làm sao điện thoại Android nhìn thấy vạch sóng? Câu trả lời nằm ở trường hợp bên trên bạn nhé, đôi lúc sẽ vào trường hợp khác mình không tiện thống kê tại đây.
Chế độ máy bay trên điện thoại Android đang ON
Nếu thiết lập này được kích hoạt thì bạn vẫn có thể kết nối Wifi được, nhưng nhiều nhà sản xuất khác nhau trên các model khác nhau sẽ thiết lập khác nhau. Đánh nhầm còn hơn bỏ xót, nên vẫn kiểm tra thiết lập nàu t rên điệ thoại và đảm bảo rằng Airplane Mode không liên quan đến lỗi này.
Thông báo lỗi không xác thực được mật khẩu Wifi
Vấn đề xác thực thường là vấn đề liên quan đến mật khẩu. Nó sẽ cố gắng kiểm tra/xác thực mật khẩu mà bạn sử dụng để truy cập vào router/mạng của bạn và nếu mật khẩu sai thì kết nối sẽ không thành công và nó sẽ hiện thông báo lỗi xác thực và yêu cầu bạn kiểm tra lại mật khẩu. Hãy kiểm tra lại 3 đến 4 lần để biết được mật khẩu đó đã chính xác 100%.
Bạn đã kiểm tra chính xác tên wifi và mật khẩu nhưng điện thoại Android vẫn hiển thì thông báo lỗi xác thực. Nếu bạn gặp phải tình huống này hãy thử làm với cách dưới đây:
Tắt Wifi và dữ liệu di động trên thiết bị của bạn, và sau đó bật ON chế độ máy bay, trong khi chế độ máy bay đang bạt thì bạn bật Wifi lên > thử kết nối Wifi lại lần nữa. Khi Wifi đã được kết nối hãy tắt chế độ máy bay đi để duy trì lại việc liên lạc. Cách này nghe có vẻ hơi kỳ nhưng đôi lục lại giải quyết cho chúng ta khối việc đó.
Không tìm thấy các mạng Wifi có sẵn
Không kết nối được Wifi đã đành, nhưng có mạng Widi mà không tìm thấy thì lại là một vấn đề khác biệt hoàn toàn. Với lỗi không nhìn thấy mạng Wifi bạn có thể thực hiện theo cách sau: Thử dùng một thiết bị khác dò tìm và kết nối xem có được không. Hãy chắc chắn router wifi đã được bật nhé, nếu vẫn đang bật mà các đèn led nháy liên tục thì hãy tắt và rút nguồn ra khoảng 5 phút và bật lại. Tại sao lại vây? Việc làm đó của bạn như một cách reset nhưng có thêm tác dụng là giảm nhiệt cho đầu phát, vì khi nóng có thể làm cho router bị treo.
Kết nối thành công với Wifi nhưng không vào được mạng Internet
Nếu bạn đã kết nối được Wifi mà không truy cập được Internet thì bạn cứ thử trên máy khác xem có được không, nếu vẫn không được thì chắc chắn vấn đề xuất phát từ đầu phát Wifi. Kiểm tra dây LAN từ modem sang router, nhìn xem đèn led báo mạng Wan có sáng không (đèn led báo internet) nếu không sáng bạn hãy kiểm tra lại dây truyền tải hoặc liên hệ nhà cung cấp để được trợ giúp.
Nhưng trước khi nhờ sự giúp đỡ từ nhà mạng thì bạn cứ reset lại cả đầu phát Wifi và modem trước đã nhé.
style="display:block"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="5251767383"
data-ad-format="auto"
data-full-width-responsive="true">
Lỗi kết nối do địa chỉ IP
Dãy số tạo nên địa chỉ IP giống như mỗi chúng ta có 1 số Chứng mình thư (So sánh hơi khập khễnh nhưng chúng ta tạm hiểu như vậy) đây là một trong những vấn đề lỗi Wifi khó chịu nhất trên Android hay trên các dòng smartphone khác cũng như máy tính.
Trên Diễn đàn, Thủ thuật không ưu tiên khuyên bạn tải các ứng dụng để giải quyết vấn đề lỗi địa chỉ IP khi kết nối Wifi. Nhưng trong trường hợp này một số ứng dụng có thể là giải pháp để lấy địa chỉ IP.
Bạn vào CH Play và thực hiện tìm kiếm “fix Wifi”, bạn có thể tìm tháy khá nhiều ứng dụng miễn phí có thể cấu hình lại điện thoại của bạn. Ứng dụng WiFix là một ứng dụng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này và nhận được nhiều lời khen ngợi. Có thể các ứng dụng này sẽ gây ra thêm lỗi trên điện thoại nếu nó xung đột với phần mềm khác.
Nếu bạn tải một ứng dụng như WiFix mà không giải quyết được vấn đề thì chúng ta hãy tự thiết lập một địa chỉ IP tính cho điện thoại Android thay cho DHCP (IP tự động).
Sử dụng một IP tĩnh thay cho DHCP
Đây cũng là một cách sửa lỗi tốt nếu điện thoại của bạn luôn hiển thị “Đang lấy đại chỉ IP” khi kết nối Wifi. Để cài đặt địa chỉ IP tĩnh trên điện thoại Android bạn thực hiện theo cách sau đây:
- Menu > Cài đặt > Wifi > Menu > Chi tiết > Sử dụng IP tĩnh.
- Bây giờ các bước này sẽ phụ thuộ vào internet không dây nhà bạn đang sử dụng, bạn có thể cần phải liên hệ với bên nhà cung cấp để lấy các thông tin như: địa chỉ IP, cổng, Netmask, DNS 1, DNS 2.
- Nếu điện thoại Android của bạn chạy trên phiên bản khác thì cách thực hiện khác so với cách Thủ thuật nói bên trên nhé. Ví dụ trên Android 4.2 Jelly Bean sẽ làm như sau: Cài đặt > Kết nối > Wifi > Chọn mạng > Sửa đổi cấu hình mạng > hiển thị tùy chọn nâng cao > Thết lập IP > Static > goc thông số vào > Save.
Như cách bên trên cũng không hẳn đúng với tất cả dòng điện thoại chạy Android 4.2, nếu cách trên ko chính xác bạn hãy tìm hiểu trên điện thoại của mình để tìm ra cách cài đặt IP tĩnh.
Không kết nối được Wiffi trên điện thoại Android và những lỗi liên quan
Chắc chắn ai cũng cảm thấy khó chịu về hiện tượng này, gây ra nhiều bực bội. Điện thoại của bạn đã kết nối và sau khi màn hình tắt ít phút bật lại thì đã thấy điện thoại ngắt kết nối với Wifi. Đây là một số chức năng hoặc bạn đã bật chế độ tiết kiệm Pin trên máy. Hãy vào cài đặt và tìm tắt chức năng đó đi là được.
Chiêu cuối để sửa lỗi Wifi
Phương án cuối cùng nhưng nếu bạn đã thực hiện lại nhiều lần với những lời khuyên bên trên mà không được thì bạn hãy quan tâm đến chiêu cuối này. Vấn đề chúng ta nói đến ở đây có thể là do lỗi phần mềm, nhiễm Virus vào điện thoại di động của mình. Lúc này bạn cần sao lưu lại toàn bộ dữ liệu của mình và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây. Cách để sao lưu lại dữ liệu chắc chắn sẽ không gây cho bạn khó khăn gì như: hình ảnh, âm thanh, danh bạ, video, văn bản, vv. Nếu bạn không làm việc này thì chắc chắn bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu. Sau khi đã hoàn tất bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn tại đây.
Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại Android xong bạn hãy bỏ ra chút thời gian để thiết lập lại điện thoại một cách chính xác, giống như cài đặt lúc đầu bạn mua về thôi. Rồi thử kết nối Wifi mà bạn muốn và vẫn chắc chắn những thông tin bạn đã nhập là chính xác nhé.
style="display:block; text-align:center;"
data-ad-layout="in-article"
data-ad-format="fluid"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="3622651633">
style="display:block"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="6001402966"
data-ad-format="link"
data-full-width-responsive="true">
Tổng kết những cách sửa lỗi không kết nối được Wifi trên Android-Part 2
Khi không thể kết nối được Wifi hoặc không tìm thấy mạng wifi trên điện thoại bất kỳ chứ không hẳn làn Android thì bạn hãy thực hiện theo các bước:
- Lấy một thiết bị tương tự thử kết nối với mạng Wifi đó xem có được không.
- Kiểm tra các chế độ cài đặt trên điện thoại: Chế độ máy bay, không làm phiền.
- Kiểm tra ứng dụng: có một số ứng dụng can thiệp vào hệ thống như phần mềm Virus.
- Kiểm tra đầu phát: xem đã bật chưa, đã kết nối thành công với modem chưa.
- Khôi phục cài đặt gốc hoặc chạy lại Firmware cho điện thoại Android.
- Đi bảo hành…
Trên đây là những cách để bạn khắc phục lỗi không kết nối được Wifi, không tìm thấy mạng Wifi trên điện thoại Android. Chúc bạn thành công!
style="display:block"
data-ad-format="autorelaxed"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="8874978317">
No comments:
Post a Comment