Cấu tạo củ loa treble, bass và mid
Thông thường, một loa thùng sẽ bao gồm 3 tầng với 3 củ loa: loa treble, mid và bass, mỗi loa đảm nhận vai trò phát những âm thanh, tiếng động khác nhau nhằm mang tới tổng thể âm thanh hài hòa và hay nhất.
Mỗi củ loa đều có những cấu tạo riêng nhằm mang tới hiệu quả phát ra âm thanh tốt nhất.
Cụ thể cấu tạo của từng củ loa bao gồm các bộ phận như sau:
cấu tạo loa
cấu tạo loa
– Khung sườn (Frame): Chức năng chính của bộ phận này đó là gắn các thành phần lại với nhau. Chất liệu làm khung sườn cho loa rời rất đa dạng, cao cấp thì có khung sườn làm bằng nhôm, phổ biến thì làm bằng sắt, đôi khi còn được làm bằng nhựa để giảm giá thành của loa. Khung sườn của loa rời là bộ phận để các nhà sản xuất loa khẳng định giá trị, đẳng cấp của loa của họ. Nó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa tuy nhiên nên tránh các loại khung sườn quá lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.
– Viền nhún (Surround, edge): Viền loa thông thường được chế tạo bởi chất liệu giấy với màng loa hoặc vải (xếp gấp lại) với chức năng chính là giữ kín hơi và tạo độ mềm dẻo cho loa bass. Người chơi audio có kinh nghiệm, tiếp xúc nhiều với loa rời khi nhìn vào bộ phận này có thể đánh giá được âm thanh đặc trưng của củ loa là như thế nào. Ví dụ như viền gân vải có thể dùng loa trầm hoặc trung trầm, viền mút mềm đa phần dùng làm loa trầm, viền cao su dày nên chỉ dùng cho loa sub điện.
– Màng nhện (Spider, Damper): Màng nhện đóng vai trò như một cái lò xo trong củ loa rời, khi nhận được tín hiệu, nó di chuyển nhưng sau đó phải quay về vị trí cân bằng ngay lập tức để thực hiện những tín hiệu tiếp theo. Màng nhện sẽ quyết định đến chất lượng âm thanh cũng như độ bền củ loa bass rời theo thời gian. Nếu loa sử dụng với công suất cao và thời gian lâu, màng nhện sẽ bị lão hóa và âm thanh không còn rõ nét như ban đầu.
– Nam châm (Magnet): Trong củ loa rời, nam châm thường được cấu tạo với 3 loại phổ biến là Alnocol, Ferrite và Neodymium. Nếu giải thích rõ ràng về cả 3 loại nam châm này thì sẽ rất phức tạp và khó hiểu, vượt quá khuôn khổ của bài viết (sẽ được đề cập trong các bài viết sau). Các loại loa rời hiện nay được sử dụng Neodymium làm nam châm là phổ biến nhất, với giá thành và hiệu quả đảm bảo cho người chơi audio.
cu loa roi soundking nhap khau
Mặt trước của củ loa bass rời
– Cuộn dây đồng (Voice coll): Cấu tạo gồm lõi (bobin) là ống hình trụ dùng quấn dây lên đó, nó được đặt trong khe hở từ, các loa cao cấp khe từ này rất khít với cuộn dây động vì đây là nơi tập trung năng lượng từ. Khe từ càng nhỏ mật độ từ càng cao. Các loa thông thường để cho an toàn khe từ có thể rộng hơn đôi chút tuỳ vào chất lượng.
– Dây quấn: Chất liệu thông dụng nhất của dây quấn thường sẽ là đồng, hoặc có thể là nhôm phủ lớp đồng bên ngoài. Một số loại loa rời cao cấp sẽ có dây quấn làm bằng bạc.
– Màng loa (Diaphragm): Đây là phần quan trọng nhất trong cấu tạo của loa bass rời. Âm thanh sẽ được tạo ra bởi các loa con khi rung màng loa. Nó sẽ quyết định loa rời của bạn phát ra âm thanh hay hoặc dở tùy theo chất lượng màng loa. Các loại chất liệu giấy, nhựa, kim loại… là những loại phổ biến nhất được sử dụng để làm màng loa.
Nguồn: https://websosanh.vn/review/cau-tao-cu-loa-treble-bass-va-mid-c25-20170914043726948.htm
Khái niệm cơ bản về âm trầm, âm cao, âm trung của âm thanh
Chất âm cơ bản của âm thanh, thì sẽ có 3 dải tần chính sau đây: Âm trầm, Âm trung, Âm cao
Hình ảnh: Chất âm cơ bản của âm thanh
Âm trầm( Bass) là gì: Trong âm nhạc tiếng Bass là dãy âm tần dễ nhận biết nhất nhưng cũng thường bị đánh giá sai nhiều nhất, bao gồm 3 loại bass sau đây:
+ Bass sâu( Deep Bass) ta sẽ hay gặp từ này trên vỏ hộp khi mua tai nghe có bass tốt.
+ Bass trung( Midbass).
+ Bass cao( upper Bass).
Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng tiếng Bass càng nhiều, càng hùng hồn là Bass hay. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược, Bass nhiều và mạnh mẽ chưa hẳn đã hay.
Chúng ta nghe âm Bass là để cảm nhận cái hay, nét tinh tế và chất lượng chứ không đơn thuần chỉ nghe số lượng nhiều ít của Bass bởi tiếng Bass khi được tái tạo trung thực sẽ mang đến cho âm nhạc rất nhiều màu sắc và cảm xúc.
Tiếng Bass là cái sườn của giai điệu và nhịp điệu trong âm nhạc.Nhưng không may, rất khó để tái tạo hoàn hảo dãy âm tần này bởi vì tiếng Bass phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Phòng nghe, Ampli, Loa, Dây truyền dẫn tín hiệu thậm chí cả nguồn phát nhạc.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm bass hay: Sâu, căng, tròn, êm, chặt chẽ, chính xác, nhanh, có lực.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm bass dở: ù, nặng nề, mỏng, ngắn, chậm chạp, thiếu lực.
Những thuật ngữ vừa nói trên là sự cô đọng lại với đôi tai mỗi người, nó mang tính trừu tượng và cực kỳ miên man không thể diễn tả được 1 cách chính xác nhất
Nếu âm trable là da, âm trung là thịt thì Âm Bass chính là bộ xương cho khuôn mẫu hoàn hảo đó, Xương tốt khi xương có tủy.
Âm trung(Mid) là gì: Nói 1 cách máy móc nhưng dễ hiểu nhất thì âm trung chính là giọng hát của ca sĩ( vocal), từ ngàn xưa đã tồn tại âm mid: tiếng nói của con người, tiếng lào xào của lá cây và tiếng kêu của muông thú... Điều thú vị mà hiếm khi những người nghe nhạc quan tâm đó là hầu hết năng lượng của âm nhạc đều tập trung ở tiếng Mid và đôi tai của con người cũng cực kỳ nhạy cảm với âm này( bạn có công nhận rằng tiếng gió thổi đôi tai bạn cảm nhận rất tốt không. Nhiều bạn khi đến đây sẽ đặt câu hỏi “trong các bản hòa tấu thì đâu sẽ là âm mid”
Câu trả lời đó là độ nhuyễn của nhạc cụ, độ nhuyễn này không phải là âm thanh ta nghe được khi các nhạc cụ trình diễn mà là cái nền tổng quát khi chúng phối hơp với nhau.
Ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ cho chúng ta cách cảm nhận “màu sắc” tiếng Mid: Khi ta nắm bàn tay lại tạo thành hình dáng như một chiếc cốc, sau đó đặt tay lên miệng và thử hát một đoạn nhạc, vừa hát vừa đóng và mở bàn tay. Lúc này ta sẽ có cảm giác giọng hát của mình có sự thay đổi, lúc to lúc nhỏ, khi lên cao khi xuống thấp( về cường độ và tần số), sự biến đổi này được gọi là “Màu Sắc” của tiếng Mid.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trung hay: Ngọt, mượt, đầy đặn.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trung dở: khô, thô.
+ Âm mid hay( đạt tiêu chuẩn) là khi người nghe có cảm giác âm tần này rõ ràng, ấm, dễ chịu..... Một nhà đánh giá thiết bị âm nhạc nôi tiếng ( quên tên rồi) đã từng phát biểu: Không có tiếng Mid âm nhạc không là gì cả
Âm Cao( treble) là gì: Định nghĩa máy móc, ngắn ngon và xúc tích thì Âm treble là tiếng " leng keng của kim loại " hay với chất giọng của con người: có giọng trầm( ồm ồm), giọng bình thường, nhẹ nhàng( đi vào lòng người).Và cuối cùng là giọng thánh thót hoặc chua, hoặc hét ( thì đây là treble) tức là âm thanh có âm tần cao !
Tiếng Treble được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, điểm nhấn của 1 bản nhạc hoặc 1 ca khúc. Nếu Bass là dẫn dắt, mid là hài hòa thì tất cả 2 âm trên sẽ làm nền cho trable biểu diễn . điều này quan trọng đến nỗi nhiều thiết bị âm nhạc đắt tiền, cao cấp nhưng vẫn bị cho là tầm thường vì thể hiện âm Treble không xuất sắc.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trable hay: trong,sáng, mượt, ngọt, êm, mịn, nhẹ, dịu .. 1 số người cảm nhận rằng khi trable quá mượt thì sẽ cho ta cảm giác ướt át, ủy mị( tức là yếu đuối), nhưng với quan điểm của cá nhân tôi đó mới là âm trable đỉnh cao, 1 thứ gì đó gọi là " Phiêu " . Một âm tần cao biểu diễn mượt mà đến mức yếu đuối đó mới là chất riêng !
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trable dở: chói, khô, cứng.
Phân tần loa thế nào?
Phân tần: Là phân chia các đoạn tần số. Theo nghiên cứu thì tai người nghe được khoảng tần số từ 20hz-20khz, một số bác tai nghễnh ngãng hơn thì nghe được ít hơn
:D. Ai chơi loa toàn dải thì chỉ có một loa, nên không cần phân tần.Đối với loa nhiều đường tiếng thì ta chia khoảng 20hz-20khz ra nhiều khúc, cho mỗi loa con làm việc 1 khúc. Như thế gọi là phân tân.Ý nghĩa của phân tần: - Hạn chế được tần số thấp, dòng điện lớn đi vào loa trung và trebl nên hạn chế cháy loa.- Về âm thanh, nếu không có phân tần, mà 3 loa đấu song song, cho làm việc như nhau thì như một dàn đồng ca, mọi người cùng hát, cùng 1 đoạn nhạc mà người thì giọng cao, người thì giọng thấp, người hát to, người hát bé. Hơn nữa nhiều người cùng hát một đoạn nhạc thì không thể nào khớp nhịp với nhau hoàn toàn, kiểu gì cũng có chênh lệch gây nên ồn ào. Khi có bộ phân tần thì như một bài hát, nhiều người hát, nhưng mỗi người hát một đoạn, không lẫn với nhau, khi nghe sẽ rõ ràng hơn, tách bạch hơn. Điểm cắt (khoảng cắt): Là khoảng tần số mà ta muốn phân chia. Loa 2 way, hay 2 đường tiếng thì ta chia làm 2 khúc, mid+bass, và trebl thì có 1 điểm cắt. Loa 3 way thì chia làm 3 khúc, Bass, Mid (trung) và trebl sẽ có 2 điểm cắt. Ảnh em lấy trên mạng.
Các linh kiện để làm mạch phân tần:
- Cuộn cảm: Là cuộn dây đồng, được quấn thành nhiều vòng, tròn vuông, dẹt tùy ý. Thông số kỹ thuật là độ tự cảm Henry (H), thông thường chỉ hay dùng loại mH, và điện trở thuần. Quấn dây to thì tốn dây, to nặng, nhưng dùng được cho loa công suất lớn. Quấn dây bé thì được nhiều Henry, nhỏ gọn, nhưng điện trở thuần cao, công suất bé.
Tác dụng của cuộn cảm là cho tần số thấp đi qua, hạn chế tần số cao.Công dụng chủ yếu: Nối tiếp với loa Bass để hạn chế tần số cao đi vào loa bass.
2. Tụ điện:…là cái tụ điện, thông số kỹ thuật là dung kháng Fara (F), thường chỉ đến dùng là uF và điện áp chịu đựng, làm loa thì khoảng 50V trở lên là ok rồi. Có thể ghép song song các tụ để được dung kháng mong muốn.Tác dụng của tụ điện là cho tần số cao đi qua, hạn chế tần số thấp.Công dụng chủ yếu là hạn chế các tần số thấp đi vào loa trebl.
1. Tụ điện nối tiếp cuộn cảm: có tác dụng hạn chế tấn số cao và tần số thấp đi vào loa, chỉ trừ lại tần số…giữa. Nên sử dụng cho loa Mid.
Gọi là cắt tần, nhưng các linh kiện điện tử không giống như cái dao, cái kéo, không thể xoẹt phát là đứt luôn đoạn tần số muốn cắt, mà nó chỉ có khả năng làm giảm dần đều khoảng tần số muốn loại bỏ.1. Điện trở:…là cái điện trở, thông số kỹ thuật cần quan tầm là trở kháng Ohm và công suất. Có thể ghép nối tiếp hoặc song song nhiều điện trở để được trở kháng và công suất mong muốn.Tác dụng của điện trở là cân bằng độ nhậy cho các loa con, hay là làm cho các loa con kêu to bằng nhau.
No comments:
Post a Comment