Theo dõi được chỉ số đường máu(Nồng độ gluco trong máu )của mình cũng đồng nghĩa với việc bạn từng bước làm chủ kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường nếu có cho bản thân hay người thân của mình một cách thông minh nhất.
Để mua thiết bị này bạn có thể tham khảo ở đây:
http://ho.lazada.vn/SHdhY9?url_key=cham-soc-suc-khoe-va-lam-dep
hoặc
https://shorten.asia/jsPMBm34
https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4715412777393621480?url=https%3A%2F%2Fwww.adayroi.com%2Fmay-do-duong-huyet-dien-tu-acon-on-call-ez-ii-p-PRI462762%3Foffer%3DPRI462762_MWU%26search%3Dez+cast
https://shorten.asia/VrVs9sC7
https://fast.accesstrade.com.vn/deep_link/4715412777393621480?url=https%3A%2F%2Ftiki.vn%2Fsearch%3Fq%3Dmay+do+duong+huyet
Đối với người bị bệnh tiểu đường,các biến chứng do căn bệnh này gây ra hết sức nguy hiểm như vết ổn thương võng mạc có thể dẫn đến mù.
Tổn thương thận có thể gây suy thận.
Tổn thương thần kinh có thể gây ra những vết thương và loét ở bàn chân, thường phải cắt cụt bàn và cẳng chân.
Tổn thương các dây thần kinh thuộc hệ thần kinh tự chủ có thể dẫn đến liệt dạ dày, tiêu chảy mạn, và không kiểm soát được tần số tim và huyết áp khi thay đổi tư thế.
tiểu đường cũng thúc đẩy xơ vữa động mạch (hình thành những mảng chất béo bên trong động mạch) có thể dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn. Những thay đổi này có thể dẫn đến cơn suy tim cấp, đột quỵ và giảm lưu lượng tuần hoàn đến tay và chân (bệnh lý mạch máu ngoại biên).
tiểu đường có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng cholesterol, triglycerid. Những bệnh này tiến triển độc lập kết hợp với tiểu đường để gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bệnh thận, và những biến chứng về mạch máu khác.
Trong giai đoạn ngắn, tiểu đường có thể gây ra những tình trạng cấp tính sau:
Nhiều bệnh nhiễm trùng
Có thể liên quan đến tiểu đường, và ở những người bị tiểu đường, nhiễm trùng trở nên nguy hiểm hơn vì khả năng chống đỡ của cơ thể đối với các tác nhân nhiễm trùng đã bị bệnh tiểu đường làm cho suy yếu đi. Nhiễm trùng cũng có thể làm khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể trở nên tồi tệ hơn dẫn đến làm chậm trễ tiến trình phục hồi của cơ thể sau nhiễm trùng.
Hạ đường huyết có thể xảy ra từ từ ở hầu hết bệnh nhân tiểu đường do sử dụng quá nhiều thuốc tiểu đường hoặc insulin (còn được gọi là phản ứng insulin), bỏ bữa ăn, tập thể dục nhiều quá mức bình thường, uống quá nhiều rượu, hoặc uống thuốc để điều trị một bệnh khác. Việc nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết và chuẩn bị sẵn sàng điều trị nó là rất quan trọng. Những triệu chứng thường gặp là nhức đầu, hoa mắt, kém tập trung, run tay và vã mồ hôi. Bệnh nhân có thể sẽ bị ngất nếu như đường huyết xuống quá thấp.
Nhiễm ceton acid do tiểu đường: đây là một tình trạng nguy kịch được gây ra do đường huyết trong máu cao không được kiểm soát kéo dài (thường là do thiếu insulin hoàn toàn hoặc một phần) dẫn đến sự tích tụ những sản phẩm thừa có tính acid trong máu có tên là ceton. Nồng độ ceton cao trong máu rất nguy hiểm. Tình trạng này thường gặp ở những người bị tiểu đường type 1 không kiểm soát tốt đường huyết. Nhiễm ceton acid có thể bị thúc đẩy bởi nhiễm trùng, stress, chấn thương, không sử dụng thuốc, hoặc những tình trạng cấp cứu như trụy tim mạch và đột quỵ.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu không do ceton: đây là một tình trạng nguy kịch gây ra do đường huyết trong máu rất cao. Cơ thể cố gắng chống cự lại bằng cách thải lượng đường dư ra ngoài nước tiểu. Điều này là gia tăng lượng nước tiểu đáng kể và thường dẫn đến thiếu nước nặng, có thể gây tai biến, hôn mê, và thậm chí là tử vong. Hội chứng này thường gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường type 2 không kiểm soát mức đường huyết, hoặc những người bị thiếu nước, bị stress, tổn thương, đột quỵ hoặc đang sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như steroid.
Biến chứng tim mạch & biện pháp phòng ngừa?
Có tới 50% bệnh nhân tiểu đường bị tử vong ở lần nhồi máu cơ tim đầu tiên, do vậy phòng ngừa tiên phát các biến chứng tim mạch là một trong những mục tiêu điều trị chính ở các bệnh nhân tiểu đường.
Hạ đường huyết - biến chứng nguy hiểm thường gặp & cách xử lý ?
Hạ đường huyết hay tụt đường huyết là một tai biến nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường. Khi đó, lượng đường trong máu xuống thấp một cách bất thường khiến người bệnh gặp các triệu chứng bụng cồn cào, bủn rủn chân tay, tim đập nhanh, người đờ đẫn.
Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Khác với người bình thường, vết loét chân ở BN ĐTĐ rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, do đó vùng tổn thương vừa không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy, vừa không có đủ các tế bào máu như bạch cầu đến để tấn công vi khuẩn và các tế bào chết cũng không được dọn dẹp kịp thời.
Khi đi khám bệnh ,bệnh nhân thường được các bác sĩ yêu cầu làm một số xét nghiệm liên quan trong đó một thông số cực kỳ quan trọng đó là lượng đường trong máu gọi là đường huyết(GLUCO ).
Để phân biệt một người có bị tiểu đường hay không người ta dựa vào các thông tin dưới đây:
Bệnh nhân được khẳng định mắc đái tháo đường khi kết quả như sau:
- Thực hiện xét nghiệm glucose hai lần liên tiếp: ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)
- Đường huyết ngẫu nhiên được đo bất kỳ thời điểm nào trong ngày: ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L).
- Xét nghiệm HbA1c: ≥ 6.5%
- Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h (uống một lượng đường trước khi tiến hành): ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L).
Bạn sẽ được chẩn đoán tiền đái tháo đường, nếu:
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 - 125 mg/dL (5.6 - 6.9 mmol/L)
- HbA1c: 5.7 – 6.4 %
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 - 199 mg/dL ( 7.8 – 11.0 mmol/L)
No comments:
Post a Comment