Tuesday, April 9, 2019

Cách Đấu Nối PLC Mitsubishi Thực Tế


PLC Mitsubishi được sử dụng - Model FX1N-40MT






FX1N-40MT mặt trước





FX1N-40MT mặt sau




Ý nghĩa các ký hiệu trên PLC





  • 40M có nghĩa là 40 chân




  • T-có nghĩa là Transitor-có nghĩa là ouput là dạng transitor(Nếu bạn thấy trên thân PLC có ký hiệu là chữ R thay vì chữ T thì hiểu là ngõ ra Relay các bạn nhé)




Ý nghĩa các chân trên PLC FX1N-40MT





Nguồn cấp cho PLC này là AC 220V~(L+N) khi cấp nguồn vào hai chân này đèn báo nguồn Power sẽ sáng lên




Các chân đầu vào Xn(X1-X27 nằm ở hàng trên+X0-X26 nằm ở hàng dưới)




Lưu ý:chỉ có 24 chân Input trong PLC này do trên PLC này không có một số chân input như X8,X9,X18,X19





Vị trí chân GND và chân COM(điện áp chân COM sẽ luôn là 24VDC)




Cách đấu các đầu vào cho PLC





Các chân đầu vào từ X0-X27 thường được đấu nối theo các cách sau đây:





  • Đấu một nút nhấn không giữ(nhấn nhả) vào giữa chân COM và các chân đầu vào X0-X27.Chẳng hạn bạn có thể đấu một nút nhấn 2 chân-1 chân của nó bạn đấu thẳng vào chân Xn nào đó ví dụ X0 chẳng hạn-1 chân còn lại của nút nhấn sẽ đấu vào chân COM.Khi bạn nhấn nút nhấn,điện áp 24VDC sẽ từ chân COM qua nút nhấn vào chân X0 và khi đó đèn báo tại chân X0 sẽ sáng lên.
  • Đấu một switch (chuyển mạch cứng ghim trạng thái )vào giữa các chân Xn và chân COM.Chẳng hạn bạn có thể mắc 1 switch vào giữa chân COM và chân X1-1 chân của Switch vào chân COM-chân còn lại của nó vào chân X1.Khi Switch được bật chuyển trạng thái từ tắt sang bật thì chân X1 của PLC sẽ có điện 24V DC và đèn báo tại chân X1 sẽ sáng lên nó sẽ ghim trạng thái đó cho đến khi Switch được người sử dụng vặn chuyển trạng thái từ bật về tắt.Khi chuyển lại trạng thái của Switch từ bật về tắt thì chân X1 sẽ mất điện trở về trạng thái 0V và đèn tại chân X1 cũng sẽ tắt.
  • Đấu đầu ra tín hiệu từ các cảm biến vào các đầu vào Xn.




Cách đấu nối các chân ngõ ra





Có tổng cộng 16 chân đầu ra yn




Vị trí đấu nối nguồn 24VDC cấp cho các ngõ ra của PLC




Để sử dụng được các ngõ ra Y thì bạn cần phải đấu các chân COM 1-COM5 tương ứng với các cụm ngõ ra Yn mà chân COM đó được gán vào




Lưu ý:





  • Để có thể sử dụng được Y0 bạn phải đấu chân COM0 vào chân COM(của nguồn DC 24V chung cho các ngõ ra PLC).
  • Để có thể sử dụng được Y1 bạn phải đấu chân COM1 vào chân COM(của nguồn DC 24V chung cho các ngõ ra PLC)
  • Để có thể sử dụng được Y2,Y3bạn phải đấu chân COM2 vào chân COM(của nguồn DC 24V chung cho các ngõ ra PLC).
  • Để có thể sử dụng được Y4,Y5,Y6,Y7 bạn phải đấu chân COM3 vào chân COM(của nguồn DC 24V chung cho các ngõ ra PLC)
  • Để có thể sử dụng được Y10,Y11,Y12,Y13 bạn phải đấu chân COM4 vào chân COM(của nguồn DC 24V chung cho các ngõ ra PLC) .
  • Để có thể sử dụng được Y14,Y15,Y16,Y17 bạn phải đấu chân COM5 vào chân COM(của nguồn DC 24V chung cho các ngõ ra PLC) .




Nói chung hãy nhìn vào các đường ngăn đậm ghi trên PLC này để biết cách đấu các chân COMn sao cho các đầu ra Ym nào đó trở lên có tác dụng các bạn nhé.





Đấu nối các ngõ ra với các thiết bị cần điều khiển





Giả sử ta sẽ mắc vào chân Y4 một cái còi báo hiệu 24VDC thì ta phải đấu tắt chân COM3 với chân COM,sau đó đấu chân âm của còi vào chân Y4,đồng thời chân dương của còi đấu vào chân 24VDC ,thì khi bạn lập trình cho PLC để xuất tín hiệu output =1 thì chân Y4 sẽ được nối thông xuống chân COM3 (do transitor bên trong PLC được đóng lại khi set tín hiệu ouput=1) và còi sẽ kêu lên do đã có đầy đủ hai mức điện áp trên hai chân - và +24VDC của nó).





Một ví dụ về sử dụng PLC FX1N-24MT trong thực tế.




Bạn có thể kết nối các đầu ra Yn vào các đối tượng đầu ra như còi,rơle ..rồi sử dụng các cặp tiếp điểm thường mở,thường đóng gì đó của Rơle để điều khiển các đối tượng khác như biến tần (chọn chế độ điều khiển động cơ quay thuận ,quay ngược trên biến tần.





Để hiểu được các máy điện hoạt động thế nào trước tiên bạn cần hiểu được các thành phần cơ bản cấu tạo lên nó như PLC,công tắc,đèn báo,còi báo hiệu,rơle,biến tần,motor,BC,aptomat,máng dẫn dây,thanh cài,tủ điện,HMI,các chuẩn kết nối qua lại giữa các thiết bị trong một máy điện,cách lập trình chương trình cho PLC hoạt động....





Lưu ý: Bài viết này là tôi tham khảo một video trên youtube và viết lại nội dung của nó .Địa chỉ video là:https://www.youtube.com/watch?v=ZYGRyzV0UdU

chứ không phải do tôi tự sáng tạo ra,các bạn có thể tham khảo trực tiếp video này để hiểu rõ hơn các bạn nhé.






https://www.youtube.com/watch?v=ZYGRyzV0UdU




Cảm ơn bạn

Hải Âu AE ( https://www.youtube.com/channel/UCyzLRihO7kWEUximtMn6_2w ) đã chia sẻ video khá hay này về PLC Mitsubishi .





Lời kết





Qua các thông tin sơ lược bên trên ,hy vọng các bạn có thể phần nào hiểu được sơ bộ về một sản phẩm PLC là thiết bị cực kỳ quan trọng trong hầu hết các máy móc tự động có trong các nhà máy công nghiệp hiện nay.Nó là bộ não và linh hồn của tất cả các thiết bị tự động mà chúng ta thường thấy trên thực tế hay trên truyền hình,video trên interet...đó các bạn nhé.






style="display:block"
data-ad-format="autorelaxed"
data-ad-client="ca-pub-7421653222181531"
data-ad-slot="3849718700">


7 comments: