Thursday, November 15, 2018

Tại sao các màu sắc lại được hiển thị chân thực trên màn hình tivi,LCD,màn hình điện thoại,máy ảnh ,các thiết bị điện tử có màn hình LCD ?

Có khi nào bạn lại tự hỏi tại sao các màu sắc như đỏ,xanh,đen,trắng,vàng,cam,tím....nói chung là tất cả các màu sắc ngoài đời thực đều được tái hiện đầy đủ trên màn hình tivi CRT hoặc LCD,plasma,TFT...nói chung là tất cả các loại màn hình hiển thị có trên các thiết bị điện tử hiện nay không?
Thực ra câu trả lời ở đây đều dựa trên một nguyên lý sau:Tất cả các màu sắc đều có thể được tạo ra từ ba màu cơ bản là Green,Blue,Red(xanh lá,xanh lục,đỏ) theo một tỷ lệ pha trộn nhất định.
Màu bất kỳ=a.RED+b.Green+c.Blue

và dựa trên nguyên tắc đó người ta chế tạo ra các màn hình CRT hoặc LCD,Plasma..là ma trận các điểm ảnh ví dụ màn hình có kích thước n(hàng)xm(cột) dạng hình chữ nhật hay hình vuông tùy nhà sản xuất thiết kế(ví dụ 21inch,29inch,32inch,42inch,50inch...).Hình ảnh trên màn hình bạn nhìn thấy chính là sự hiển thị của tất cả các điểm ảnh trong ma trận đó.
trong thực tế mỗi điểm ảnh trên ma trận điểm ảnh của màn hình đó lại là một tổ hợp của ba điểm ảnh con xếp chụm vào nhau tương ứng với ba màu cơ bản RED,GREEN,BLUE.Tùy theo giá trị dữ liệu tại thời điểm hiển thị của ba màu cơ bản đó mà sẽ tạo ra màu sắc cho điểm ảnh tại vị trí này là gì.
Đối với các điểm ảnh khác trong ma trận màn hình ,màu sắc cũng sẽ được tạo ra theo cách trên.
Kết quả là tất cả các màu đều được tái tạo dựa vào tỷ lệ pha trộn của ba màu cơ bản là đỏ,xanh lá,xanh lam mà thôi.
Để biết được cụ thể hơn hãy lấy 1 cái kính lúp đặt trước và sát vào màn hình tivi chẳng hạn,bạn sẽ thaays1 điểm ảnh thực ra là 3 điểm ảnh xanh lá,đỏ,xanh lam đặt sát cạnh nhau mà mắt thường không nhìn thấy được nhé.

Video tham khảo:


No comments:

Post a Comment