Sunday, October 21, 2018

Hướng dẫn cách kiểm tra bộ chống giật của một cái bình nóng lạnh dân dụng

Bình nóng lạnh là một vật dụng vô cùng hữu ích trong việc tắm rửa và giữ gìn sức khỏe cho mọi người đặc biệt trong những ngày mùa đông lạnh giá.Bình nóng lạnh thường được lắp đặt trong không gian phòng tắm,nhà vệ sinh kiêm nhà tắm trong các gia đình ngày nay.Về mặt lắp đặt,bình nóng lạnh được cấp một đường nước lạnh vào thường được dẫn từ bồn nước đặt trên cao theo đường ống nhựa PVC cấp vào đầu vào nước lạnh của bình và nước dẫn thẳng vào bình chứa bên trong của thiết bị,Khi bạn cấp điện cho bình nóng lạnh,cọc đốt bên trong bình sẽ được cấp điện và làm nóng nước bên trong bình,khi nhiệt độ nước trong bình nóng lạnh của bạn đã đạt được mức nhiệt nóng khoảng 80-85 độ C tùy vào thiết kế bình và ngưỡng nhiệt cài đặt mà người sử dụng cài đặt bằng cái núm vặn do nhà sản xuất thiết kế ở phía trên mặt trước của bình và người sử dụng chỉ cần vặn núm đó để cài đặt mức nhiệt giữa ngưỡng cao nhất và thấp nhất(min-max) thì quá trình đun nóng nước bên trong của bình sẽ tự động ngắt để tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn.Bên cạnh đó do quá trình đun nóng nước sẽ gây ra sự gia tăng áp suất trong bình nên người ta cũng thiết kế cho bình nóng lạnh một cái van xả áp -cái van xả áp này hoạt động theo nguyên tắc nếu áp suất trong bình tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng của nó thì nó sẽ tự động xả để giảm áp suất bên trong mình chống nổ bình do áp suất hơi nước nóng tăng lên quá cao bảo vệ bình và giữ an toàn cho người sử dụng.



Bình nóng lạnh còn được thiết kế một đường nước nóng ra để dẫn xuống vòi nước hoặc bát sen tắm ở bên dưới.

Bằng cách lắp một vòi nước có cần gạt giúp trộn lẫn giữa nước nóng từ bình nóng lạnh xuống với nước lạnh trong hệ thống nước có thể tạo ra nước ấm cho vòi nước hoặc vòi hoa sen để việc tắm rửa trở lên an toàn và thoải mái hơn.

Do sử dụng điện trực tiếp để đung nóng nước trong bình nên các nhà sản xuất trang bị thêm cho bình nóng lạnh một bộ chống giật (ELCB) giúp bảo vệ an toàn điện cho người sử dụng khỏi hiện tượng dò điện ra bình và dò điện sang nước chống hiện tượng điện giật khi đang sử dụng mà không ngăt điện cho người sử dụng.
Lý do là bình nóng lạnh trong quá trình sử dụng thì cọc đốt bên trong bình dưới tác động của nhiệt độ và tính chất nước rất dễ bị ăn mòn mặc dù người ta đã thiết kế một cọc kim loại chống ăn mòn cho bình do tính chất nước,hơn nữa lớp cách nhiệt giữa dây mayso và lớp áp bảo vệ của cọc đốt cũng bị lão hóa theo thời gian lên rất dễ gây ra hiện tượng giảm điện trở cách điện gây dò dỉ điện ra bên ngoài và ra nước gây giật điện rất nguy hiểm.
Nếu bộ chống giật của bình hoạt động đúng theo tiêu chuẩn thì việc sử dụng bình nóng lạnh sẽ an toàn cho người sử dụng,nhưng phần lớn trong thực tế khi lắp đặt thiết bị người thợ lắp đặt bình nóng lạnh thường hay bỏ qua khâu nối mass cho vỏ thiết bị-tức là không lắp dây nối đất cho bình nên bộ chống giật của bình nóng lạnh không phát huy được hiệu quả thực tế của nó ,nên vẫn thấy rất nhiều trường hợp bị điện giật khi vừa sử dụng bình nóng lạnh vừa cấp điện vào bình là vì thế.Chúng ta nên nối đủ giây mass(dây trung tính-dây đất )cho bình nóng lạnh và thỉnh thoảng kiểm tra trạng thái hoạt động của cái bộ chống giật xem còn hoạt động tốt hay không như hướng dẫn dưới đây và trong video sau các bạn nhé:



Để kiểm tra bộ chống giật của bình nóng lạnh xem có tác dụng không,nhấn nút nhỏ màu trắng(nút test) trên bộ chống giật nếu thấy rơle nhảy tách một cái và đèn báo trên bình tắt thì có nghĩa là bộ chống giật còn hoạt động tốt.Nhấn nút reset ở giữa bộ chống giật để bật lại bình sau khi đã thử hoạt động của bộ chống giật bằng nút test xong.Ngắt aptomat của bình đi nếu không sử dụng bình nóng lạnh nữa.


Để phát huy đầy đủ tác dụng của bộ chống giật bình nóng lạnh khi lắp đặt bình nóng lạnh phải mắc cả dây nối đất cho bình(điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho người sử dụng).Cách tốt nhất là chỉ sử dụng nước nóng sau khi đã ngắt điện(ngắt aptomat) của bình đi các bạn nhé.

No comments:

Post a Comment