Monday, June 19, 2017

Máy tính tiền là gì? Và ứng dụng ra sao?

Máy tính tiền cảm ứng là một nhánh phát triển cao cấp của Máy tính tiền với chức năng tương tự nhưng phương thức xử lý tính toán tốt và thông minh hơn. Sản phẩm bao gồm :
- Màn hình cảm ứng giúp nhân viên thực hiện thao tác tính toán.
- Hệ thống phần cứng điện tử gồm có : chíp CPU xử lý, bộ nhớ lưu trữ, các cổn điều khiển thiết bị khác (máy in, máy quét mã vạch, máy đọc thẻ)
- Chương trình xử lý : gồm 02 dạng chương trình
        + Chương trình như máy vi tính: được lập trình thông dụng trên máy vi tính và tùy theo tính năng nhu cầu phát sinh, người lập trình sẽ điều chỉnh. Đây là hình thức áp dụng cho các công ty cung cấp Máy tính tiền cảm ứng có quy mô nhỏ do chi phí đầu tư lập trình rất nhỏ. Phương pháp này tương tự như việc khách hàng mua máy vi tính, mua bản quyền cài đặt hệ điều hành thông thường (Microsoft Windows) và mua thêm phần mềm cài đặt. Tuy nhiên, đây là bất lợi cho khách hàng về sự ổn định của chất lượng phần mềm (uy tín, thương hiệu công ty sản xuất) vì nếu dữ liệu sai thì giá trị sử dụng hệ thống hoàn toàn không có.
        + Chương trình lập trình bằng phần mềm nhúng (Embedded Software): đây là phương pháp hầu hết các công sản xuất Máy tính tiền lớn trên thế giới áp dụng vì chi phí chất xám đầu tư sản xuất phần mềm nhúng cao rất cao (vài triệu USD trở lên) và được tích hợp trọn gói vào thiết bị điện tử đặc thù. Tất nhiên sản phẩm sẽ rất ổn định và được sản xuất đại trà.
 

Cùng với sự phát triển của bộ vi xử lý, những Máy tính tiền ngày nay đã sử dụng các vi xử lý để tính toán và lưu trữ dữ liệu. Máy tính tiền đã trở thành máy tính tiền điện tử với nhiều chức năng và các thiết bị hỗ trợ như màn hình cho nhân viên, may in hoa don, may in lưu. Các thiết bị gắn ngoài như may in phụ, may in nhà bếp, may doc ma vach, đầu đọc thẻ từ, chìa khóa cảm ứng.
Cấu tạo của một Máy tính tiền điện tử bao gồm:
Phần thân máy chính:
Một vi mạch điện tử với bộ vi xử lý trung tâm, các vi xử lý lưu trữ dữ liệu và truy xuất giao tiếp.
- Bàn phím nhập liệu và màn hình hiển thị cho nhân viên. Với các Máy tính tiền tiên tiến hơn, bàn phím nhập liệu và màn hình hiển thị cho nhân viên được gộp chung thành màn hình cảm ứng.
- Ổ khóa với nhiều vị trí chức năng với chìa khóa phân quyền quản lý
- Máy in háo đơn và một số loại máy được trang bị máy in thứ hai để in lại nhật ký thao tác máy.
- Màn hình hiển thị cho khách.
- Phần mềm ứng dụng tích hợp lên vi xử lý đem lại nhiều ứng dụng phù hợp với mọi mô hình kinh doanh. Một phần mềm Máy tính tiền điện tử đơn giản thường bao gồm:
        + Mã hàng hóa gồm mã số, đơn giá và ghi nhận chi tiết số lượng hàng bán ra và số tiền tương ứng thu về theo đơn giá. Với những Máy tính tiền điện tử cao cấp, mã hàng sẽ gồm cả tên hàng, quản lý số lượng kho và một số tiện ích khác.
        + Ca nhân viên với những ghi nhận về doanh số và số lượng hàng hóa bán ra, số lần in hóa đơn và số tiền thực thu về.
        + Nhóm hàng, cùng một số tiện ích khác tùy theo quy mô của Máy tính tiền
 
Các thiết bị gắn ngoài bao gồm:
- Máy in phụ cho việc in các hóa đơn khổ rộng
- May in bếp để in các lệnh chế biến xuống bếp hoặc khu pha chế
Đầu đọc mã vạch dùng để quét các mã vạch của sản phẩm
- Đầu đọc thẻ từ cho quản lý khách hàng
- Chìa khóa từ dùng cho nhân viên
- Kết nối máy vi tính thông qua các giao tiếp đơn tuyến (RS-232 hay còn gọi là cổng COM), đa tuyến (RS-485) hoặc trực tiếp thông qua đường truyền mạng nội bộ và internet.
 
Cách sử dụng máy quét mã vạch?
1. Tìm mã vạch có trên sản phẩm mà bạn muốn quét mã vạch. Phần lớn các sản phẩm tiêu dùng ở hàng tạp hóa thường có mã vạch ở góc trái hoặc phải dưới của bao bì sản phẩm. Hoặc một số sản phẩm có thể in đâu đó trên bao bì, bạn có thể tìm kiếm kĩ sẽ thấy.

2. Đưa máy quét mã vạch vào mã số mã vạch, nếu là máy quét mã vạch di động, có laser màu đỏ như hình trên thì bạn đưa sao cho cái phần ánh sáng laser màu đỏ nằm trên mã vạch mà bạn muốn quét.

3. Một số đầu đọc mã vạch sẽ tự động điều chỉnh laser sao cho khớp với mã số mã vạch để có thể đọc được mã vạch, nhưng một số khác thì bạn phải điều chỉnh. Trước hết, bạn hãy chắc chắn rằng đèn laser của máy quét vẫn hoạt động bình thường, sau đo bạn trỏ ánh laser đó và mã vạch và nhấn nút engage có đằng sau hoặc ở bên thân máy quét.

4. Xem trên màn hình đã hiển thị những thông tin đúng về sản phẩm hay chưa. Nếu chưa hãy thử lại hoặc kiểm tra lại máy đọc mã vạch của bạn.
quet-ma-vach-1d  quet-ma-vach-2d
                          Máy quét mã vạch
Máy đọc mã vạch là gì? Cách chọn lựa phù hợp với nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp?
Công nghệ mã vạch trên thế giới đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành: Y tế, thương mại, giao nhận kho vận, kiểm soát… Nhưng tại thị trường Việt Nam việc ứng dụng công nghệ mã vạch mới thực sự phát triển từ năm 2005 đến nay. Càng ngày công nghệ mã vạch càng đi sâu vào các lĩnh vực. Với mỗi một lĩnh vực mỗi một đặc thù kinh doanh thì cần một loại máy đọc mã vạch nhất định.Vì vậy việc lựa chọn một máy đọc mã vạch phù hợp cho mình cũng là điều mà quý vị cần phải tìm hiểu.
Trước tiên chúng ta cần hiểu một số khái niệm cơ bản của thiết bị đọc mã vạch và đồng thời nắm được các nguyên tắc phân loại thiết bị
Tùy theo công nghệ chế tạo và tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng mà người ta phân loại barcode scanner theo nhiều cách khác nhau như theo công nghệ, theo công dụng, theo cổng giao tiếp, theo cấu tạo v.v..
A: DỰA VÀO CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
 Hiện nay máy quét barcode quang học được phân chia thành 2 loại:
 1. CCD Scanner: Các máy quét theo công nghệ CCD nói chung đáng tin cậy và rất bền. Khuyết điểm chủ yếu của nó là chỉ quét được barcode trên bề mặt phẳng với cự ly gần, không quét được barcode theo chiều cong như các loại barcode dán trên chai, nhưng bù lại giá thành của CCD scanner rẻ hơn nhiều so với loại laser scanner.
2. Laser Scanner: Các máy quét barcode dùng tia sáng laser cho ra tia sáng rất mãnh cắt ngang bề mặt barcode. Ưu điểm của các máy quét dùng tia laser là quét rất nhạy, chính xác, có thể quét mã vạch trên bề mặt cong và có khả năng quét tầm xa. Nhược điểm: không bền bằng máy quét CCD vì máy quét laser dùng mắt đọc tia laser tưong tự như mắt đọc của đầu đĩa. Sau 1 thời gian đọc có giới hạn, mắt đọc có thể bị yếu đi xin ra hiện tượng "kén barcode" giống như hiện tượng kén đĩa của đầu đĩa hình và có thể bị hư hẳn. Nhưng hiện nay với công nghệ ngày một được cải tiến nguồn phát tia Laser cũng được cải thiện và độ bền của thiết bị được cải thiện đáng kể.
3. Công nghệ Imager: Các máy đọc mã vạch theo công nghệ này sử dụng trong việc đọc nhiều mã vạch liền nhau việc xác định mã vạch chính để đọc được thiết bị chụp lại và phân tích xác nhận mã đọc. Công nghệ này có tốc độ đọc chậm hơn bởi sau khi chụp ảnh ảnh và phân tích dữ liệu. Thích hợp trong ngành y tế bởi tính chính xác và so sánh của thiết bị.
Máy đọc mã vạch: Kinh nghiệm lưạ chọn thiết bị "đầu đọc mã vạch"
B: PHÂN LOẠI THEO CÔNG DỤNG
1/ Linear Barcode Scanner (Máy quét barcode tuyến tính hay 1-D):
Quét được các loại barcode 1-D thông dụng và 1 số không thông dụng. Thường đây là loại barcode cầm tay (handheld scanner) phát ra tia sáng thẳng nằm ngang. Linear Scanner quét được bao nhiêu loại barcode 1-D cần phải tra cứu ở sách hướng dẫn sử dụng, điều này có nghĩa là có 1 số loại ký hiệu barcode 1-D mà máy không quét được.
2/ 2-D Barcode Scanner (máy quét barcode 2-D):
Còn gọi là Barcode Imager là loại máy quét hay máy đọc mã vạch 2-D như PDF-417, Data Matrix, MaxiCode, v.v... và lẽ dĩ nhiên cũng có thể đọc được các loại mã vạch 1 chiều. Barcode Imager có thể là loại cầm tay hoặc để bàn như trong siêu thị thường dùng.
Máy quét mã vạch 2-D dùng tia laser sau đó phản xạ bằng 1 hệ thống lăng kính để tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu mã vạch. Chính vì vậy, khi quét loại mã vạch 1-D bằng máy quét mã vạch 2D, ta có thể quét theo bất cứ chiều nào cũng được, trong khi đó nếu dùng máy quét 1-D, ta phải bắn tia sáng cắt ngang qua toàn bộ mã vạch. Đó cũng là lý do các siêu thị lớn thường chọn máy quét để bàn 2-D để quét tính tiền các món hàng cho mau lẹ.
C: PHÂN LOẠI THEO CÔNG GIAO TIÊP
Có 3 loại cổng giao tiếp mà máy quét mã vạch thường sử dụng:
1. Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng Keyboard (còn gọi là Keyboard Wedge):
Với cổng giao tiếp này, khi kết nối với máy tính, ta phải rút dây bàn phím ra khỏi máy tính. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner (hình bên cạnh). Đặc điểm của máy quét mã vạch dùng cổng Keyboard là chỉ cần dùng 1 phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel cũng có thể quét được mã vạch.
Thường các máy quét cầm tay hay sử dụng cổng Keyboard vì nó tiên lợi, dễ sử dụng và không cần driver gì cả.
2. Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng RS-232 (còn gọi là cổng COM- cổng con chuột)
Máy quét mã vạch sử dụng giao diện RS-232 thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup và quét mã vạch. Tuy nhiên trong các ứng dụng thực tế người ta không sử dụng phần mềm quét mã vạch chuyên nghiệp mà phải viết ra một chương trình riêng cho nó mới đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thường các loại máy quét để bàn và các loại máy quét 2-D hay sử dụng cổng RS-232.
3. Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng USB
Cũng giống như dùng cổng Keyboard, máy quét mã vạch dùng cổng USB không cần dùng nguồn điện phụ trợ 5VDC từ bên ngoài, mà nguồn điện này được lấy trực tiếp từ cổng nối USB với cường độ dòng điện lên đến 500mA.
Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải shutdown máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng keyboard.
D: PHÂN LOẠI THEO CẤU TẠO
Tùy theo môi trường sử dụng và cách thức sử dụng mà các nhà chế tạo ra máy quét barcode có nhiều chủng loại barcode scanner khác nhau như dạng cầm tay, dạng để bàn, dạng không dây, dạng đũa, dạng đọc thẻ mã vạch, dạng kéo thẻ v.v... Dưới đây là 1 số dạng scanner thông dụng:
1. Máy đọc mã vạch Dạng cầm tay (Handheld Scanner):
Dạng cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhà sách, dùng để kiểm tra khi in mã vạch. Dạng cầm tay có cả 2 dạng là CCD scanner và Laser scanner và thường là loại tuyến tính. Tuy nhiên cũng vẫn có dạng cầm tay 2-D có thể quét được mã vạch 2 chiều. Đa số các loại Handheld Scanner đều có kèm theo chân đứng và giá đở, do đó dạng cầm tay vẫn có thể để bàn được như thường. Dạng cầm tay là loại scanner rẻ tiền nhất trong số tất cả các chủng loại barcode scanner
2. Máy đọc mã vạch Dạng để quầy hay để bàn (In-counter Scanner):
Dạng để bàn là loại 2-D barcode scanner sử dụng chùm tia sáng laser quét với tốc độ rất cao, có thể quét lên đến tốc độ 2000 scans/second. Với tốc độ này, máy quét rất nhạy và có thể quét được các loại mã vạch kém chất lượng. Dạng máy quét để bàn thường được dùng trong các siêu thị hay các trung tâm thương mại cỡ lớn. Kết hợp với hệ thống POS tạo thành điểm bán hàng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại.
3. Máy đọc mã vạch Dạng Desktop (Desktop scanner):
Là loại scanner nhỏ gọn được kết nối thường xuyên với máy vi tính giống như là 1 thiết bị ngoại vi. Dạng Desktop thường chỉ quét được barcode 1-D và được sử dùng cho các công việc văn phòng, các cơ quan hành chánh có nhu cầu quét mã vạch trên giấy tờ tài liệu.
4. Máy đọc mã vạch Dạng đọc thẻ, coupon, tài liệu:
Là loại máy quét 2-D sử dụng chùm tia laser và có tầm quét xa và rộng. Tốc độ quét của loại này lên đến trên 1000 scans/second. Dạng máy quét dùng để đọc thẻ, phiếu, tài liệu có hình thức rất đa dạng. Có loại có kích thước lớn có chân đứng nhưng cũng có loại nhỏ gọn để bàn có thể xoay được v.v...
Có thể sử dụng loại máy quét này ở các quầy tính tiền trong các Club, quầy Bar, cửa hàng ăn uống khi thẻ barcode được sử dụng như là thẻ hội viên (membership)
5. Máy đọc mã vạch Dạng không dây "Mẹ bồng con"
Tựa như loại điện thoại "Mẹ bồng con", loại máy này gồm 2 phần: 1 phần nối với máy tính (coi như máy mẹ) và phần kia là scanner không dây sử dụng Pin sạc. Loại scanner này dùng để quét mã vạch trên các món hàng lớn mà ta không thể "bê" nó về quầy tính tiền được. Thí dụ: quét mã vạch trên 1 cái ..."tủ lạnh". Chắc chắn ta phải dùng loại scanner này vì ta không thể mang tủ lạnh đến quầy tính tiền được.
6. Máy đọc mã vạch Dạng Portable Data Terminal
Đây là dạng máy trạm theo công nghệ không dây RFID mà các công ty chuyên bán các thiết bị mã vạch của chúng ta thường gọi là "máy kiểm kho". Các Data Terminal thu thập dữ liệu và lưu trữ vào bộ nhớ của máy. Sau đó có thể truy xuất dữ liệu tại máy hoặc Download về máy tính để xử lý. Sự khác biệt giữa Data Terminal và loại máy "Mẹ bồng con" là Terminal hoạt động như 1 máy trạm, có Firmware và có thể lập trình cho dữ liệu thu thập, còn loại máy "Mẹ bồng con" hoạt động như 1 máy quét cầm tay thông thường, tức là dữ liệu thu thập được truyền thẳng về máy vi tính. Do đó nó được xếp vào loại Handheld Scanner chứ không phải theo công nghệ RFID. Portable Data Terminal được sử dụng trong hệ thống kiểm kho, kiểm tra hàng hoá trên các kệ hàng hoặc thu thập dữ liệu ở những nơi không có máy tính.
7. Máy đọc mã vạch Dạng máy quét công nghiệp (Industrial Barcode Scanner)
Dạng máy quét công nghiệp dùng để kiểm tra hàng hoá sản xuất ngay tại đầu ra của băng chuyền. Từ đó biết được chính xác số lượng, mã mặt hàng của mỗi sản phẩm, tiết kiệm được nhân lực và thời gian dùng để kiểm tra sản phẩm. Dạng này có độ chính xác rất cao, được thiết kế treo giống như đèn sân khấu. Chùm tia sáng phát ra có miền quét rất sâu và phủ rộng, có thể quét cùng lúc nhiều loại mã vạch trong vùng phủ sáng. Được sử dụng chủ yếu cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá trên băng chuyền. Loại máy quét này cũng có thể được bố trí trong kho như hình bên phải. Khi đó mỗi 1 kiện hàng được mang ra đều phải qua vùng phủ sáng của máy quét và do đó thông tin trên kiện hàng được ghi nhận. Được sử dụng trong vận chuyển, giao nhận hàng
8. Máy đọc mã vạch Dạng kéo thẻ (Barcode Slot Reader)
Dạng kéo thẻ barcode cùng với thẻ từ và thẻ thông minh được ứng dụng trong công nghệ nhận dạng tự động như hệ thống Access Control dùng để mở cửa, hệ thống Time Attendence dùng để chấm công, quản lý nhân sự. Sự khác nhau giữa 1 máy barcode slot reader và 1 máy quét barcode thông thường là ở chỗ khi kéo thẻ barcode, mã số được đưa vào máy đọc sẽ tác động 1 hiệu ứng điện và cơ học để làm mở cửa, mở khoá (Access Control), hoặc mã số được đưa vào 1 phần mềm quản lý nhân sự nhằm mục đích chấm công, quản lý nhân viên.
Mã vạch 1D/ 2D là gì? Cách phân biệt các loại mã vạch?

 

Mã vạch 2D là gì?

2D có nghĩa là “hai chiều”, các mã vạch 2D chứa được nhiều thông tin quy ước chiều mã vạch hơn tuyến tính/ 1D. Những quy ước mã vạch rộng lớn nhiều hơn dữ liệu được mã hóa. Mã vạch 2D làm cho việc sử dụng theo phương thẳng đứng để chứa được nhiều dữ liệu hơn. Mã vạch 2D đã có thể tự động quét CCD và máy quét laser và hai thiết bị này đã thay thế loại “bút ánh sáng”. Tại thời điểm này thông thường nhất CCD và Laser máy quét không thể đọc mã vạch 2D nhưng điều này là có khả năng thay đổi. Barcode Man người đầu tiên giới thiệu máy quét mã vạch kế hợp 1D và 2D với chi phí thấp.

PDF417 là gì?

PDF417 là một dạng của mã vạch 2D. PDF417 là tên của một biểu tượng 2D, cũng như “Code 39” là biểu tượng của mã vạch tuyến tính 1D. 
PDF417 là sự phát triển mới nhất trong xu hướng để đóng gói khối lượng dữ liệu lớn trong không gian nhỏ nhất. Một thời gian ngắn sau khi phát triển, thì PDF417 là biểu tượng của mã vạch 2D. PDF417 được thiết lập vững chắc là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng mã vạch 2D

 

Mã vạch 1D trông như thế nào?


Đây là một mã vạch tuyến tính thông thường. Nó có một hàng duy nhất các thanh mã vạch tương tự như hàng rào. Mã vạch được gọi là "một chiều" bởi vì tất cả dữ liệu được mã hóa trong chiều rộng ngang. Tăng nội dung dữ liệu chỉ có thể đạt được bằng cách tăng chiều rộng. Bên ngoài một điểm nhất định mã vạch trở nên quá rộng để quét một cách dễ dàng.

2D Barcode (PDF417)

Đây là PDF417 hai chiều mã vạch. Dữ liệu được mã hóa trong cả hai chiều ngang và dọc. Khi dữ liệu được mã hóa kích thước của mã vạch có thể được tăng lên trong cả hai hướng ngang và dọc do đó duy trì một hình thể quản lý dễ dàng quét.

Các mã vạch 2D sẽ thay thế mã vạch 1D thông thường?

Cả hai công nghệ 1D và 2D sẽ cùng tồn tại. Tuy nhiên, mã vạch 2D sẽ thay thế cho mã vạch 1D, khi mã vạch 1D không chứa được nhiều dữ liệu. Nhưng mã vạch 1D có lợi thế là chứa các dữ liệu có công suất thấp dưới dạng dãy số. không thể giữ số tiền cần thiết của dữ liệu mã vạch 1D có lợi thế chứa số lượng dũ liệu ít dưới dạng số.

Khi mã vạch 1D tốt hơn 2D?

Mặc dù các mã vạch 1D chứa số lượng nhỏ dữ liệu,nhưng toàn bộ dữ liệu nó chứa trên toàn bộ chiều cao của mã vạch. Mã vạch chứa một mức độ cao của toàn bộ thanh varcode có thể. Điều này có nghĩa là mã vạch có thể được đọc ngay cả với biến hóa đáng kể. Nếu ứng dụng của bạn cần chỉ là một vài ký tự (khoảng 15) sau đó một mã vạch 1D có lẽ là giải pháp tốt nhất. Tăng chiều cao của một mã vạch 1D không làm tăng công suất của nó nhưng nó không tăng dự phòng của nó do đó làm cho nó khả năng chống suy thoái và sự tẩy xóa và làm cho nó dễ dàng hơn để quét.

Làm thế nào để tạo ra mã vạch 2D?

Các mã vạch 2D tương đối mới. Bạn sẽ cần phải sử dụng phần mềm đặc biệt thế hệ mã vạch. Barcode Man đề nghị sử dụng gói 'Bartender' . Tất cả các mã vạch trên trang này được tạo ra với Bartender .

Sự tìm kiếm những sản phẫm cho công suất cao hơn

Kể từ khi các mã vạch đã được giới thiệu lần đầu tiên người dùng đã muốn họ để thực hiện nhiều dữ liệu hơn trên một đơn vị diện tích. Có rất nhiều mã vạch khác nhau được sử dụng ngày hôm nay và nhiều người trong số họ đã được giới thiệu cụ thể để đạt được mật độ dữ liệu cao hơn. 
Trong những năm qua nhiều kỹ thuật đã được sử dụng để đạt được này, nhưng tất cả đã làm cho một số thỏa hiệp để đạt được mật độ lớn hơn. 
Bảng này cho thấy một số trong những nỗ lực đáng chú ý để đạt được các dữ liệu nén chặt và vạch ra các thỏa hiệp đã được thực hiện.
Những kiến thức cần biết về QR Code
February 28, 2014 8:49 am Published by Hồng Nhung
QR Code bây giờ không hẳn là quá xa lạ, nó bắt đầu xuất hiện khắp nơi như nhãn bìa sản phẩm, và gần như là phương thức nhận diện chủ yếu cho ứng dụng di động. Vậy QR Code là gì? Một số thông tin cơ bản sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại mã vạch mới này.

Khả năng của Mã QR kết nối mọi người đến người khác và đến nội dung đa truyền thông số sẽ rất hữu ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng – Ảnh minh họa: QRCode.com
QR Code: mã vạch thế hệ mới
QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”) hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.
Tham khảo quá trình chuẩn hóa Mã QR tại đây.
Tìm trên kho ứng dụng iTunes hay Android Market từ khóa “QR scanner” để tải ứng dụng quét QR Code cho iPhone hay smartphone dùng Android. Có thể dùng i-nigma cho iPhone hoặc Barcode scanner cho Android. Nhiều dòng điện thoại di động Nokia và BlackBerry đã cài đặt sẵn ứng dụng đọc mã QR.

Mã QR dẫn đến chuyên trang Nhịp sống số của Tuổi Trẻ Online khi bạn quét lên bằng smartphone
QR Code (mã QR) được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota) vào năm 1994, có hình dạng bao gồm các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng. QR Code có thể được đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống.
Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn…

Mã QR khác mã vạch truyền thống ra sao?

Mã QR cũng tương tự mã vạch truyền thống bạn thường thấy trên các thùng hàng, các sản phẩm được người bán lẻ theo dõi quản lý kho hàng và giá sản phẩm trong kinh doanh. Điểm khác nhau giữa mã QR và mã vạch truyền thống là lượng dữ liệu chúng nắm giữ hay chia sẻ.
Các mã vạch truyền thống có các đường vạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số chữ số, trong khi các mã QR hai chiều có thể lưu giữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. Mã QR nắm giữ nhiều thông tin hơn và tính chất dễ dùng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp nhỏ.
Dung lượng lưu trữ dữ liệu của Mã QR
SốTối đa 7.089 ký tự
Chữ sốTối đa 4.296 ký tự

So sánh giữa lượng dữ liệu của mã vạch truyền thống chiếm nhiều không gian hơn mã QR – Ảnh: Denso Wave.

Tạo mã QR ra sao?

Mọi người đều có thể tạo mã QR cho riêng mình hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần gõ từ khóa “QR code generator” trên công cụ tìm kiếm bạn sẽ tìm được rất nhiều công cụ trực tuyến giúp tạo mã QR. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo công cụ đáng tin cậy Kaywa được tạo bởi Datamatrix, Qurify hay Delivr. Có thể sáng tạo hơn cho mã QR với màu sắc cùng các tùy chọn tại Kerem Erkan hoặc QRStuff.
Mã QR có thể được in ở bất kỳ máy in nào tương thích mã QR. Phần mềm chạy trên hệ điều hành Windows có thể được dùng để tạo mã QR rồi in ở bất kỳ máy in nào tương thích với PC dùng Windows.
Dịch vụ rút ngắn liên kết Goo.gl của Google (Google URL Shortener) cũng hỗ trợ tạo mã QR từ một liên kết web, nhấn vào nút Details để thấy ảnh mã QR.

Mã QR đi vào đời sống

Tuy còn xa lạ với mọi người nhưng Mã QR đã và đang đi vào đời sống hiện đại, hiện diện ở khắp nơi, từ những cao ốc lớn đến những namecard trao tay, từ những thiếp mời các sự kiện công nghệ, hội thảo hay chỉ đơn giản là để nhập thêm bạn trên BlackBerry Messenger (quét mã QR để nhận dạng số PIN).
Mã QR đang rất được giới marketing và quảng cáo chuộng dùng cho các ý tưởng quảng cáo tạp chí, trên các băng ghế công viên, xe buýt, đóng gói sản phẩm hay bất kỳ sản phẩm vật lý nào mà người tiêu dùng muốn tìm hiểu thêm thông tin về nó. Ví dụ bạn có thể nối kết website của mình lên namecard, tờ rơi quảng cáo có thể nối kết một website như Google Maps để chỉ dẫn hướng đi. Tiện lợi hơn, khi tham dự một buổi hội thảo hay triển lãm, bạn có thể quét mã QR do ban tổ chức cung cấp để nó dẫn đến một tập tin video hay audio giới thiệu thêm thông tin chi tiết.

Hãng hàng không United Airlines đã áp dụng mã 2 chiều như là cách phiếu lên máy bay.
Tính khả thi và tiềm năng của Mã QR là vô hạn chứ không chỉ gói gọn trong một phạm vi hay lĩnh vực. Bạn sẽ sớm bắt gặp Mã QR hiện diện khắp mọi nơi và đây có thể là cách nhận dạng, truy xuất thông tin mới trong xã hội hiện đại.

No comments:

Post a Comment