Wednesday, April 26, 2017

Tìm hiểu về mạch điện trong bếp từ

Một giải pháp nấu nướng khác trong cuộc sống hiện đại đã được tạo ra trong thời gian gần đây đó chính là bếp từ.Với bếp từ chúng ta không cần đến gas,củi ,lửa như truyền thống mà vẫn đun nóng được thức ăn đến nhiệt độ cao(tùy thiết kế của bếp) mà không tạo ra khói hay lửa . 
Về cơ bản thì ta tạm hiểu bếp từ là một thiết bị có chức năng tạo ra từ trường có thế thay đổi hoặc điều khiển được trên một bộ phân gọi là mâm từ(một dạng cuộn dây được thiết kế với dạng hình đĩa tròn để có thể bao trùm được toàn bộ diện tích đáy xoong đun nấu thức ăn và loại xoong này phải được làm bằng loại vật liệu có khả năng cảm ứng từ trường do mâm từ tạo ra rồi chuyển đổi các dao động của các điện tử bên trong vật liệu làm xoong thành nhiệt để làm sôi chín thức ăn cho người sử dụng.
Một số hình ảnh minh họa về hoạt động,cấu tạo sơ đồ nguyên tắc hoạt động của bếp từ như dưới đây:




1.Mâm từ




2.Mạch điều khiển chính của bếp từ có tác dụng điều khiển từ trường tạo ra trên mâm từ ở các chế độ hoạt động khác nhau tùy theo các lựa chọn của người dùng bếp khi nấu ăn.
Xoong nấu đặt trên bề mặt bếp  ngay phía bên trên mâm từ,còn từ trường trong mâm từ thì thay đổi theo sự điều khiển của CPU trên bo mạch chính của bếp từ tùy theo lựa chọn chế độ hoạt động của người sử dụng.
Quá trình làm nóng thức ăn của bếp từ



                           Nguyên tắc tạo từ trường thay đổi trên mâm từ của bếp từ


                               Sơ đồ khối của bản mạch chủ trong một cái bếp từ

                                                        Sơ đồ nguyên lý của bản mạch chính trong 1 cái bếp từ
Ngày nay ta thấy cả một số chủng loại bếp khá hiện đại khác như bếp hồng ngoại...

Thử nghiệm lắp mạch đo nhiệt độ với DS18B20 và AT89C51

Chuẩn bị các linh kiện theo sơ đồ dưới đây(bao gồm IC vi điều khiển 89C51,chip cảm biến và lưu trữ giá trị đo nhiệt độ DS18B20,các đèn Led 7 đoạn,dây nối mạch,thạch anh,điện trở băng,tụ điện ....
Sơ đồ này là của sangtaoclub.net
2.Code C cho chương trình đọc và hiển thị kết quả đo nhiệt độ download tại đây:http://sangtaoclub.net/upload-attack/SangTaoClub.Net_ds18b20_led7seg_8051_1415757726.zip
Các bạn lắp giáp theo sơ đồ và tạo file hex nạp vào vi điều khiển và theo dõi kết quả đo ,tham khảo video dưới:

Tuesday, April 25, 2017

Công tắc ánh sáng-Điều khiển bật tắt đèn bằng ánh sáng

Chuẩn bị:
1.Bút phát tia lazer(lase)


2.Một mạch điện cảm biến ánh sáng và xử lý tín hiệu để có thể làm lật trạng thái từ Tắt sang Bật và Bật sang Tắt mỗi khi có ánh sáng lase chiếu vào,mạch điện này sẽ chứa linh kiện LDR (quang trở)


Mạch điện minh họa hoạt động của quang trở.

Đối với mạch sử lý Bật/Tắt bạn tự mày mò lấy nhé.
3.Rơ le đóng ngắt dùng cho mục đích Bật/Tắt
Xem video minh họa bên dưới

Làm thử nghiệm một cái đèn điều khiển từ xa bằng các linh kiện PT2248 và PT2249


Chuẩn bị các linh kiện điện tử gồm 2 IC chính(tạo mã PT2248 và giải mã IC PT2249A)



Và các linh kiện phụ khác như điện trở ,transitor,thạch anh,nút bấm ,pin,board mạch....rồi tiến hành lắp giáp theo sơ đồ dưới đây:




Dẫn các tín hiệu đầu ra đến mạch xử lý để đóng mở các rơ le là bạn đã có một cái điều khiển từ xa đơn giản rồi đó các bạn nhé.Tham khảo video bên trên.

Hướng dẫn biến loa thường thành loa Bluetooth bằng Bluetooth music adapter(USB)



Chuẩn bị:
1.1 cái loa vi tính thông thường

2.Một cái Bluetooth Music adapter

3.Adapter nguồn 5VDC để cấp nguồn cho bluetooth music adapter hoặc bạn cũng có thể cắm trực tiếp bluetooth music adapter vào cổng USB trên xạc pin dự phòng,hoặc cổng USB trên laptop hoặc cổng USB trên loa nếu có thì càng tốt.


 
4.Tiến hành cắm Bluetooth music adapter vào Adapter nguồn DC 5V và cắm rắc 3.5mm audio input của loa máy tính vào đầu ra audio signal 3.5mm trên Bluetooth Music adapter.Cấp nguồn cho DC 5V adapter+ nguồn cho loa và bật loa vi tính lên,dùng điện thoại hoặc laptop kết nối bluetooth giữa điện thoại .laptop với đầu thu bluetooth music adapter ,mở một bài hát lên để thưởng thức,như vậy bạn đã biết cách biến một cái loa thường thành loa bluetooth rồi đấy.Lưu ý nếu bạn mua được cái đầu thu Bluetooth music adapter có pin xạc dự phòng bên trong  ví dụ loại H166 chẳng hạn thì bạn sẽ không cần DC5V adapter nữa sẽ gọn nhẹ hơn nhiều.
Tham khảo trong video bên dưới nhé:

Chế tạo mạch khuếch đại âm thanh với IC TDA2030-14 W hi-fi audio amplifier

TDA 2030 là IC khuếch đại tín hiệu âm thanh chất lượng cao có công suất âm thanh đầu ra lên đến 14W.
Đặc tính của IC TDA2030 là:
-Nguồn cung cấp dải rộng lên đến 36V
-Nguồn đơn hoặc nguồn đối xứng
-Có mạch bảo vệ ngắn mạch với đất bên trong
-Mạch tự ngắt khi quá nhiệt
TDA 2030 cung cấp dòng điện đầu ra lớn và có rất ít sóng hài và suy giảm và méo tín hiệu.















Các mạch điện ứng dụng điển hình bao gồm các mạch điện dưới đây:

1.Mạch test kiểm tra linh kiện xem có hoạt động hay không


2.Mạch khuếch đại loa sterio-Hình 16 là mạch khuếch đại với nguồn cung cấp dạng đối xứng
còn hình 17 là mạch khuếch đại sử dụng nguồn đơn

>
Và mạch in tương ứng như hình 18,19 bên dưới đây:




3.Mạch khuếch đại cho loa SUB-Mạch khuếch đại cầu


Đây chính là các mạch điện mà chúng ta thường thấy trong các loa vi tính có công suất khoảng 14W gì đó họ bán ở các cửa hàng siêu thị điện máy đó các bạn.
Các bạn có thể mua các linh kiện rời có trị số giống trong các sơ đồ trên rồi đem về lắp giáp hoặc các bạn cũng có thể mua luôn dạng module được bày bán ở các cửa hàng bán đồ điện tử ở chợ trời cũng có các bạn nhé.

Sunday, April 23, 2017

IC timer NE555 ứng dụng trong mạch tạo xung đơn-monostable mode




IC NE555 là linh kiện được ứng dụng nhiều trong các mạch tạo xung hoạt động được ở một vài chế độ khác nhau tùy thuộc vào cách mắc các linh kiện bên ngoài IC như thế nào mà IC sẽ hoạt động ở chế độ monostable(tạo một xung có độ rộng về mặt thời gian tùy thuộc các linh kiện R,C bên ngoài)

hoặc chế độ astable(chế độ tạo ra một dãy xung có độ rộng xung  về mặt thời gian tùy thuộc các linh kiện R,C bên ngoài)
hoặc chế độ bistable(trigger smith)-hoạt động kiểu như một flip-flop.

các bạn để ý cách mắc mạch trong các chế độ và cách tính độ rộng xung như các hình ảnh đưới đây nhé:

1.Chế độ monostable-tạo ra một xung duy nhất có độ rộng xung phụ thuộc vào các linh kiện R,C mắc bên ngoài



2..Chế độ bistable -IC hoạt động giống 1 flip flop
















3.Chế độ astable-trong chế độ này các linh kiện bên ngoài được mắc như hình bên-
IC hoạt động trong chế độ này sẽ tạo ra một dãy xung có tần số được tính dựa vào công thức như hình bên ở chân đầu ra.







Hướng dẫn cách kiểm tra xem một cái loa còn tốt hay không?


Để kiểm tra xem một cái loa còn hoạt động hay đã hỏng bạn cần chuẩn bị các linh kiện sau đây:
1.1 quả pin 9V DC
2.Loa cần kiểm tra
3.Tiến hành kiểm tra nhanh trạng thái của loa xem có còn tốt hay không theo cách sau:
chạm nhanh đồng thời cực dương và cực âm tiếp xúc tương ứng với cực âm và cực dương của loa cần kiểm tra.Nếu tại thời điểm các cực của pin chạm đồng thời vào các cực của loa mà bạn nghe thấy tiếng sẹt sẹt phát ra từ loa thì có nghĩa là loa đó của bạn vẫn còn hoạt động tốt,ngược lại nếu bạn không nghe thấy âm thanh gì phát ra từ loa thì có nghĩa là cái loa đó bị hỏng rồn bạn nhé .




Hướng dẫn chế tạo một mạch điện nguồn DC 24V đơn giản nhất

Để chế tạo được một mạch điện nguồn DC 24V đơn giản nhất chúng ta cần chuẩn bị một số linh kiện điện tử như sau:
1.1 biến áp chuyển đổi từ nguồn điện xoay chiều 220V AC (phía sơ cấp) thành điện áp xoay chiều AC 24V( ở phía thứ cấp).


2.Một Diode 1N4007

3.Một tụ hóa l\ọc nguồn 560uF-50V

3.Tiến hành lắp giáp các linh kiện lại với nhau theo sơ đò dưới đây:

Như vậy ta đã tạo ra một nguồn điện một chiều DC 24 V đơn giản từ các linh kiện đơn giản theo sơ đồ trên để kiểm tra mạch điện có hoạt động không ta cần dùng đồng hồ đa năng để đo kiểm giá trị điện áp đầu ra.Xem thêm mô tả ở video dưới đây:

Wednesday, April 12, 2017

[Nghịch nghợm]Làm một cái ổ cắm điều khiển từ xa

Hôm naychúng ta sẽ cùng nhau với dự án chế tạo đầu tiên là cùng nhau bắt tay vào làm một cái ổ cắm có thể điều khiển từ xa nhé.
Chuẩn bị :
1.1 cái hộp nhựa chống cháy
2.Công tắc điều khiển từ xa RF 1 kênh loại điều khiển ON/OFF cho một rơ le

3.Một ổ cắm điện dân dụng
Tiến hành kết nối các linh kiện trên theo sơ đồ dưới đây: